So sánh kinh tế Sài Gòn và Hà Nội dựa vào bất động sản

Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay. Mặc khác, nền kinh tế của hai thành phố này cũng đứng đầu cả nước. Trong bài viết này, hãy cùng chúng mình đi so sánh kinh tế Sài Gòn và Hà Nội trên thị trường bất động sản như thế nào trong bài viết này nhé!

Nền kinh tế Sài Gòn và Hà Nội như thế nào

so sánh kinh tế sài gòn và hà nội

Sài Gòn và Hà Nội là hai “đầu tàu kinh tế” của cả nước, do đó luôn đi đầu trong đổi mới nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

#Thành phố Hồ Chí Minh

  • Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 1/3 thu nhập ngân sách Nhà nước và 1/5 GDP của cả nước. 
  • Có đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu và nguồn nhân lực chất lượng cao đáng kể.
  • Các hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, công nghệ, cộng đồng, học tập, thể thao,…có những tác động tích cực cùng với tăng trưởng kinh tế xã hội.

#Hà Nội

  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Hà Nội đạt 9,5% và cao gấp 1,5 lần của mức bình quân chung của cả nước; Bên cạnh đó GDP chiếm 10% tổng thu ngân sách cả nước và thu ngân sách chiếm xấp xỉ 20% của tổng thu ngân sách cả nước. 
  • Cộng đồng – văn minh tiếp phát triển ổn định; xã hội được đảm bảo; an toàn – an ninh của quốc gia được củng cố và tăng cường mạnh mẽ hơn; đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng không ngừng nâng cao.

So sánh kinh tế Sài Gòn và Hà Nội dựa vào những điểm khác biệt của bất động sản

so sánh kinh tế sài gòn và hà nội

Để so sánh nền kinh tế của hai thành phố, chúng ta có thể dựa vào các yếu tố sau:

Cơ cấu sản phẩm

  • Thị trường Hà Nội chủ yếu là ở phân khúc tầm trung, trong khi đó thị trường Sài Gòn chủ yếu là cao cấp.
  • Tại Hà Nội, các nhóm hàng tầm trung và giá rẻ thường có xu hướng chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường (lần lượt là 22 và 44%). Trong khi đó, phân khúc nhà ở cao cấp lại chiếm ưu thế hơn tại Thành phố Hồ Chí Minh, với 40,5% tỷ trọng, còn với phân khúc nhà ở bình dân có nhu cầu lớn nhất trên thị trường, chỉ chiếm 21%. Chính vì thế mà nhiều dự án bất động sản cao cấp như The Grand Manhattan Quận 1 đã phát triển mạnh mẽ, thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước,…
  • Trong quý II, những căn hộ hạng B và C ở Hà Nội lần lượt chiếm 59% và 36% thị phần. Trong quý 3, các con số này đã lần lượt tăng là hơn 60% và 33%. Trong khi đó, thị trường căn hộ cao cấp ở Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục bán được những hàng mới, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, những mặt hàng cao cấp như The Grand Manhattan trong khu vực trung tâm đô thị thường luôn cháy hàng.

Phân khúc hạng sang

  • Hà Nội thường ế ẩm trong khi Sài Gòn luôn hút hàng. 
  • Nguồn cung căn hộ cao cấp tại Hà Nội còn nhiều hạn chế, dòng sản phẩm này thường xuyên xuất hiện trong các quý tại TP. Hồ Chí Minh. 
  • Nguồn cung của căn hộ hạng sang tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng gần 11 lần trong quý 3 so với quý 2.
  • Phân khúc căn hộ cao cấp ở Hà Nội hoạt động kém trong quý III xét về tỷ lệ hấp thụ, chỉ 13%, trong khi đó căn hộ hạng sang chỉ đạt 2%.
  • Quý III, lượng giao dịch của phân khúc cao cấp ở TP.HCM (45 – 70 triệu đồng / m2) đã tăng mạnh, đặc biệt có sự xuất hiện của những dòng sản phẩm siêu sang với giá bán từ 150 – 200tr / m2 tại khu lõi trung tâm được các đại gia săn đón.

Thị hiếu mua nhà

So sánh kinh tế Sài Gòn và Hà Nội dựa vào sở thích đối với phân khúc nhà ở tại hai thị trường, có sự khác biệt rất lớn. Điều này đã tác động rất mạnh mẽ lên thị trường bất động sản cũng như kinh tế hai khu vực: 

  • Tại Hà Nội, người tiêu dùng thường chọn căn hộ, với 35% giao dịch thuộc các loại hàng hóa này và chỉ 9% thích nhà riêng, trong khi đó ở TP HCM lần lượt là 26% và 29%.
  • Thành phố Hồ Chí Minh có đến 31% tìm kiếm căn hộ cao cấp, gấp đôi so với Hà Nội. Đáng chú ý hơn, đó là lượng tìm kiếm căn hộ trung cấp và cao cấp tại Sài Thành chỉ cao hơn 2%, lần lượt là 33% và 31%. Con số này ở Hà Nội khá lớn lên đến hơn 24%.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt khi so sánh nền kinh tế Sài Gòn và Hà Nội trên thị trường bất động sản?

  • Thứ nhất, do tốc độ đô thị hóa của TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội nên nhu cầu về nhà ở vì thế cũng cao hơn.
  • Thứ hai, quy hoạch của TP. Hồ Chí Minh phù hợp với sông ngòi giúp cư dân đi lại dễ dàng từ các vùng nên phân hóa bất động sản đồng đều, từ đó sức mua cao hơn Hà Nội.
  • Thứ ba, thu nhập thực tế ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội.
  • Thứ tư, thị trường TP. Hồ Chí Minh tràn ngập các dự án bất động sản, có chất lượng cao hơn so với các dự án ở Hà Nội. 
  • Cuối cùng, giá cho thuê bất động sản ở TP. Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội, và tỷ suất lợi nhuận từ ngành bất động sản cũng cao hơn.

Hi vọng với bài viết trên các bạn đã có thông tin thêm khi so sánh kinh tế Sài Gòn và Hà Nội. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết nhé!

 

Viết một bình luận